Quản lý giúp việc gia đình như thế nào?

Xung quanh việc chủ nhà khó tìm người Giúp việc nhà khó quản lý, đau đầu vì bị đòi tăng lương hoặc NGV bị chủ nhà "quỵt" lương, ép làm việc quá sức, thậm chí bạo hành… không còn là câu chuyện phiếm truyền miệng trong xã hội. Vấn đề thuê, quản lý NGV, sự ràng buộc pháp lý trong việc thuê NGV hoặc đi làm giúp việc đã trở thành vấn đề bức xúc hiện nay…

Nỗi niềm về nghề giúp việc

Cách đây vài năm, chuyện chủ nhà ngược đãi người làm, quỵt tiền công, thậm chí sử dụng trẻ em, không ký hợp đồng lao động với NGV… đã từng dấy lên những hồi chuông báo động. Các cơ quan chức năng bắt đầu vào cuộc, điều tra, xử lý, thậm chí truy tố trước pháp luật, khiến tình trạng này giảm đáng kể. Nhờ đó, NGV được đối xử công bằng, mức lương, thưởng theo đó cũng được cải thiện. Song, thời gian gần đây, hiện tượng ngược lại xảy ra khi các gia đình lên tiếng về tình trạng NGV ăn cắp tiền, tư trang, đồng loạt đòi tăng lương. Anh Tùng (quận Tây Hồ) kể cô GV 22 tuổi đến làm việc nhà anh được một tuần, cảm thấy tin tưởng nên anh đưa cho 7 triệu đồng để gửi cho mẹ đẻ anh. Sáng hôm sau anh mới hỏi mẹ của mình có nhận được tiền không thì bà trả lời là không. Lúc lên phòng GV, anh nhận được mấy chữ viết vội của cô ta với nội dung: Đừng tìm mất công, nếu có về quê hỏi thì công an sẽ trả lời là cô ta đang bị nhiễm HIV. Lúc này anh Tùng mới tìm hiểu thông tin thì đúng là cô ta bị HIV!

Nhưng đáng nói là nhiều NGV dù được   dịch vụ giúp việc nhà   tìm qua trung tâm có chức năng môi giới việc làm lại không rõ lai lịch hoặc lý lịch không trong sạch. Đó là trường hợp Nguyễn Thị Soa (36 tuổi, Nghệ An) làm việc cho một gia đình ở Cầu Giấy. Khi bị phát hiện đã ăn cắp 2 chỉ vàng của chủ nhà, cô ta không nhận tội nên chủ nhà phải nhờ công an giải quyết và phát hiện vàng được giấu ở đằng sau búi tóc. Đồng thời xác minh Soa đang trong thời gian thụ án 15 tháng tù treo do TAND huyện Diễn Châu xử vì tội trộm cắp.

Quản lý dịch vụ cung cấp người giúp việc như thế nào?

Các cơ quan chức năng cho biết, vấn nạn ở chỗ các trung tâm môi giới (TTMG) đa phần là tự phát hoặc cá nhân nhỏ lẻ đứng ra tổ chức, nên việc đào tạo, điều tra thân nhân, chế tài bảo vệ quyền và lợi ích của chủ nhà cũng như NGV… thiếu quy củ. Thông tin từ Phòng Chính sách lao động - việc làm (Sở LĐ-TB&XH) cho biết, hiện Hà Nội có 33 công ty, TTMG việc làm được cấp phép. Do GVGĐ chưa có tên trong danh mục nghề quốc gia, không phải là hoạt động kinh doanh có điều kiện nên các đơn vị môi giới chỉ cần kê khai đăng ký. Do vậy dù số lượng trung tâm (TT) đăng ký hoạt động tăng từng năm nhưng Sở LĐ-TB&XH vẫn chưa nhận được chương trình đào tạo nghề của các TT để thẩm định, cấp giấy chứng nhận.



Về phía chủ gia đình đi tìm NGV qua TTMG, hầu hết chỉ có thông tin NGV qua chứng minh thư. Còn giấy khám sức khỏe… thì tự gia đình đưa NGV đi khám. Như vậy, chỉ cần vài bộ bàn ghế, điện thoại, sổ ghi chép, tấm biển treo trong phòng... đã thành một TTMG. Và mức giá chung hiện nay, phí môi giới GV từ 800.000 - 1 triệu đồng/lần giới thiệu. Trong một tháng đầu, chủ sử dụng được phép đổi người tối đa 3 lần, sau đó TTMG hết trách nhiệm. Rất nhiều chủ sử dụng lao động phải đổi người 3 lần trong tháng và ngậm ngùi mất khoản tiền tương tự tại một TTMG khác vì TT đó chỉ có những NGV hoặc là không biết làm việc nhà, không biết trông trẻ, hoặc NGV lười lao động, xin nghỉ về quê…. Mà điều trùng hợp là NGV đã từng bị đổi đều "sắp xếp" để bị chủ nhà ghét rất đúng thời điểm (đủ 3 lần đổi trong tháng). Bên cạnh đó, một nhóm cá nhân nhỏ lẻ tự tổ chức tìm NGV ở quê rồi móc nối trực tiếp với các chủ nhà để môi giới kiếm lời. Giá môi giới của các cá nhân này thấp hơn, dao động từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng. Các mánh khóe cũng không kém TTMG: bàn trước với NGV chỉ làm 2-3 tháng rồi bỏ việc, tiếp tục sang nhà khác làm việc, NGV này sẽ được chia 20-30% tiền môi giới.



Th.s Nguyễn Diệu Hồng, Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết những phức tạp trong lĩnh vực GVGĐ là điều bất ổn với phân khúc trong thị trường lao động và dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1-5-2013 xác định lao động là NGVGĐ là đối tượng mới được điều chỉnh. Tại mục 5, chương XI nêu rõ: Nghiêm cấm chủ nhà ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức LĐ hay giữ giấy tờ tùy thân… Với NGV, không được tự ý bỏ việc, muốn nghỉ phải báo trước 15 ngày; làm hỏng, đánh mất tài sản của gia chủ, phải có trách nhiệm bồi thường… NLĐ được ký hợp đồng lao động bằng văn bản; ngoài lương tháng họ được nhận thêm khoản tiền BHYT, BHXH để tự lo cho mình; được bố trí chỗ ăn ở hợp vệ sinh, được khuyến khích và tạo cơ hội tham gia học văn hóa, học nghề; được chi trả tiền tàu xe về nơi cư trú khi thôi việc đúng luật.



Tuy nhiên, các chuyên gia lao động vẫn lo ngại, hiện giao dịch giữa NGV với chủ nhà vẫn là giao dịch và thỏa thuận miệng, thông qua nhiều kênh khác nhau: TTMG, qua các cá nhân và người thân… Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, số hộ gia đình tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có thuê NGV chiếm tới 46% trong cả nước. Do vậy, rất khó để kiểm soát nếu không có lực lượng giám sát, thanh kiểm tra và xử lý triệt để các vi phạm xảy ra.

 

Dịch vụ giúp việc nhà theo giờ giờ là một giải pháp khá hay và toàn diện cho việc quản lý giúp việc gia đình bởi:

- Có giao kèo rõ ràng giữa các bên: người giúp việc, gia đình, công ty cung cấp dịch vụ giúp việc

- Người giúp việc được bảo đảm thời gian làm việc

- Người giúp việc được đào tạo, làm việc chuyên nghiệp và có bổn phận

dao tao nguoi giup viec nha

Nhận xét

Bài đăng phổ biến